Thông tin cà phê

| 12/07/2017

Cà phê Việt Nam
Người Pháp đưa cà phê vào Việt Nam năm 1857. Vào đầu năm 1900, cà phê được trồng ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn và Ninh Bình. Cà phê  cũng được trồng ở khu vực miền Trung, ví dụ như các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. sau đó, người Pháp mới bắt đầu canh tác các vườn cà phê trên vùng đất thuộc Tây nguyên ngày nay.
Cà phê Robusta ngon nhất của vùng đất Tây Nguyên xuất phát từ các cánh vườn khác nhau ở các tỉnh Tây Nguyên. Như Robusta Tỉnh Đắk Lắk phải kể đến cà phê ở Buôn Hồ, tỉnh Đắk Nông có cà phê ngon được trồng ở Đắk Mil, cà phê Robusta ngon Đắk Hà thuộc tỉnh Kon Tum, Tỉnh Gia Lai có Chư Sê, Lâm Đồng có Di Linh Tuy cũng là cà phê Robusta nhưng mỗi vùng đất lại mang đến mỗi hương vị khác nhau, rất tinh tế và vượt trội so với các vùng đất khác. 
Cherry hay còn gọi là cà phê mít gồm có 2 giống chính là Liberica và Exelsa
Sản lượng của cà phê mít không lớn, hạt nhân to, thon dài trắng. Cây thường được trồng thuần loài hay làm đai rừng chắn gió cho các lô cà phê vối, thường trồng thành hàng với khoảng cách 5-7m một cây.
Arabica  loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Cà phê Arabica có hai loại: cà phê moka và cà phê catimor.
Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê.  Cà phê phê Arabica có hai loại: cà phê moka và cà phê catimor. Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, México, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ.
Cây cà phê Arabica  ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m. Cây có tán nhỏ, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4–6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.
Trên thị trường cà phê Arabica  được đánh giá cao vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê  Robusta
Lý do khó phát triển cà phê  Arabica do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những vùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Đắk Lắk, Lâm Đồng... đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển.